Tỳ Kheo Thích Huyền Châu

Kinh Đại Bi – Mật Pháp Từ Cung Điện Quán Âm

[GIỚI THIỆU SÁCH] Kinh Đại bi tâm Đà la ni

Hình ảnh Ngài Quán Thế Âm Bồ tát đại từ đại bi, ngàn tay ngàn mắt cứu độ muôn loài chúng sinh đã đi sâu vào tâm thức của tất cả mọi tín đồ Phật giáo.

Ngài là chỗ nương tựa, là chỗ mong cầu cứu khổ cứu nạn của mọi chúng sanh. Mỗi khi có những bất trắc, khổ đau, gian nguy trong cuộc sống, hành giả đều quy hướng về Ngài, cầu mong có được sự che chở, dẫn dắt của Ngài. Chính vì lẽ đó, từ nông thôn đến thành thị, từ kẻ quê cho đến bậc trí, ai nấy cũng đều quy hướng về Ngài với tâm chí thiết, cung kính tưởng nghĩ đến Ngài. Tuy nhiên, họ cũng chỉ biết đến Quán Thế Âm Bồ Tát qua câu chuyện kể truyền miệng về sức gia trì mầu nhiệm của Ngài và chí thành khấn cầu cầu Ngài, nhưng lại không có điều kiện học tập, hiểu tường tận nội dung kinh điển cũng như công hạnh của Quán Thế Âm Bồ tát.

Một thời, khi Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại đạo tràng Bảo Trang Nghiêm trong cung điện của Quán Thế Âm Bồ tát, diễn nói môn tổng trì Đà la ni, Quán Thế Âm Bồ tát đã thưa trình về Chú Đại bi tâm Đà la ni. Đó là nhân duyên để Ngài trình bày về chú Đại bi, là nhân duyên hình thành bản kinh Đại bi tâm Đà la ni. Tên đầy đủ là Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng Đại viên mãn Vô ngại Đại bi tâm Đà la ni (千手千眼觀世音菩薩廣大圓滿無礙大悲心陀羅尼經). Thiên Thủ Thiên Nhãn , nghĩa là “ngàn tay ngàn mắt”; Quảng đại viên mãn , nghĩa là rộng lớn tròn đầy”; V ô ngại , nghĩa là “không có chướng ngại”; Thâu tóm tất cả pháp và nhiếp trì tất cả nghĩa, gọi là tổng trì, hay gọi là Đà la ni.Công hạnh, sức gia bị, cứu giúp cho chúng sinh của Quán Thế Âm Bồ tát đã thể hiện trọn đủ trong tên gọi của bản kinh này.

Nội dung kinh văn giới thiệu về thần thái, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghĩa lý mầu nhiệm của chú Đại bi và về công hạnh của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Tuy nhiên, nếu không có sự lý giải tường tận, thì hành giả khó có thể nắm bắt được nghĩa lý sâu xa của chính kinh.

Kinh Đại bi-Mật pháp từ cung điện Quán Âm của Thượng tọa Thích Huyền Châu, đã giải nghĩa toàn bộ nội dung của bản Kinh Đại bi tâm Đà la ni. Hy vọng ấn phẩm này sẽ giúp cho hành giả có thể hiểu được tại sao mình tụng chú Đại bi, và cần phải vận dụng tâm như thế nào cho đúng cách, đem lại an lạc trong cuộc sống hiện tại…

Xin trân trọng giới thiệu Kinh Đại bi-Mật pháp từ cung điện Quán Âm đến quý Phật tử gần xa.

 

95,000.00

Mã: mat-phap-tu-cung-dien-quan-am Danh mục: Từ khóa:

Mô tả

[GIỚI THIỆU CHI TIẾT SÁCH] Kinh Đại bi tâm Đà la ni

Nội dung kinh văn giới thiệu về thần thái, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghĩa lý mầu nhiệm của chú Đại bi và về công hạnh của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Tuy nhiên, nếu không có sự lý giải tường tận, thì hành giả khó có thể nắm bắt được nghĩa lý sâu xa của chính kinh.

Bao gồm nhiều nội dung thiết yếu, giúp hành giả tu tập để hiểu nội dung kinh văn, và trì tụng chú đúng cách, đem lại lạc trong cuộc sống hiện tại… đã được giải thích khá chi tiết và dễ hiểu trong ấn phẩm này . Mật pháp từ cung điện Quán Âm gồm hai phần chính:

Phần 1 : Khởi giáo nhân duyên, gồm các nội dung:

(-) Muốn trì tụng chú, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sinh và phát nguyện cầu Quán Thế Âm Bồ tát gia trì.

(-) Hiểu rõ hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát và chí tâm xưng danh hiệu của Ngài.

(-) Diệu dụng của chú Đại bi: diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sinh tử, không bị mười lăm việc chết xấu và sẽ được mười lăm chỗ sinh tốt.

(-) Cách thức thiết lập đàn trì tụng Chú Đại bi.

Phần 2 : Cốt tủy của chú Đại bi, trình bày chi tiết về:

(-) Thần lực của chú Đại bi.

(-) Nội dung kệ Thanh lương tiêu trừ tai họa.

(-) Cầu quốc thái dân an.

(-) Cầu tiêu trừ bệnh tật.

(-) 42 thủ ấn của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh Đại bi-Mật pháp từ cung điện Quán Âm của Thượng tọa Thích Huyền Châu, đã giải nghĩa toàn bộ nội dung của bản Kinh Đại bi tâm Đà la ni. Hy vọng ấn phẩm này sẽ giúp cho hành giả có thể hiểu được tại sao mình tụng chú Đại bi, và cần phải vận dụng tâm như thế nào cho đúng cách, đem lại an lạc trong cuộc sống hiện tại…

Xin trân trọng giới thiệu đến quý Phật tử.

Thông tin bổ sung

Writer

Tỳ Kheo Thích Huyền Châu