Tỳ Kheo Thích Huyền Châu

Kinh Địa Tạng – Phật Vì Thánh Mẫu Mà Thuyết Pháp

[GIỚI THIỆU SÁCH] Kinh Địa Tạng – Phật Vì Thánh Mẫu Mà Thuyết Pháp
Chúng ta thường nhầm tưởng rằng: Tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền nghĩa là đang tu. Còn như lúc rửa rau, quét rác, thổi cơm…thì đó là công việc, không phải là tu. Điều đó hoàn toàn không đúng.
Tụng Kinh, niệm Phật, hành thiền… tất cả chỉ là đều chỉ là phương tiện giúp mình giữ tâm an ổn, tỉnh giác. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vận dụng vào trong mọi sinh hoạt hàng ngày để tu sửa thân tâm. Đó mới chính là tu tập.
Tu tập như vậy thì dù có nghe người khác mắng chửi mình, mình vẫn giữ được an ổn. Còn nếu mà bị người khác mắng chửi, mình nổi giận đùng đùng thì như vậy chưa phải là biết tu tập.
Vì thế, yếu lý trong sự tu tập đó là vận dụng lời dạy trong Kinh điển đểu tu sửa thân tâm. Nghiệp nhân xấu ác tạo quả sướng khổ đều là do mình tạo ra và chiêu cảm thành những cảm thọ buồn vui hay an lạc. Không ai có thể làm hại mình và cũng không ai khác có thể cứu vớt được mình. Tất cả đều do nghiệp lực chiêu cảm mà thành. Nghiệp là những hành động có tác ý, có tư duy và trở thành một sức mạnh chi phối ngược lại với đời sống chúng ta. Vì thế nghiệp đạo là con đường mà chúng sinh phải đi qua do nghiệp đã tạo. Những con đường đó gọi là “sáu nẻo luân hồi”, đó là các cảnh giới: Thiên, nhân, Atula, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
Vậy địa ngục là nơi nào ? Vì sao địa ngục khổ ? Gây nhân gì mà phải đoạ vào địa ngục ? Trong Kinh bổn nguyện của Địa Tạng Bồ Tát, Đức Phật ngợi khen công đức vô lượng vô biên mà Bồ tát Địa tạng đã làm lợi cho chúng sanh trong vô lượng vô số kiếp như thế nào?
Bồ tát Địa Tạng với đại nguyện “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”, vậy nhân duyên nào mà Ngài đã lập nguyện rộng lớn như thế và công hạnh của Bồ tát Địa Tạng như thế nào ? Để tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của bản Kinh và hướng dẫn tu tập hành trì đạt được lợi ích cho tất cả chúng ta, hãy tìm hiểu cuốn Kinh Địa Tạng Giảng Giải do Thượng toạ Thích Huyền Châu biên soạn.
Nội dung chi tiết xin quý vị đọc trong Kinh Địa Tạng – Phật Vì Thánh Mẫu Mà Thuyết Pháp

140,000.00

Mã: phat-vi-thanh-mau-ma-thuyet-phap Danh mục: Từ khóa:

Mô tả

[GIỚI THIỆU CHI TIẾT SÁCH] Kinh Địa Tạng: Phật vì Thánh mẫu mà thuyết Pháp
Kinh Địa Tạng có 13 phẩm, được xem là một bộ “Hiếu Kinh” của Phật giáo. Bồ tát Địa tạng là một vị Bồ tát thực hành hiếu đạo, là vị Bồ tát rất hiếu thảo với cha mẹ. Vì mong muốn mọi người đều học theo tinh thần hiếu đạo của Bồ tát Địa Tạng nên Thượng Tọa Thích Huyền Châu giảng giải bộ Kinh Địa tạng. Và để tìm hiểu bộ kinh này dựa trên sáu yếu tố:
– Thứ nhất: nguyên do có bộ kinh này
– Thứ hai: phân loại theo Tạng thừa. Tạng là Tam tạng. Thừa là Nhị thừa, gồm Đại thừa và Tiểu thừa; cũng là Ngũ thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa. Như vậy, yếu tố thứ hai sẽ xét xem kinh này thuộc về tạng nào trong ba tạng và thừa nào trong năm thừa.
– Thứ ba: nêu rõ tông chỉ kinh.
– Thứ tư: giải thích đề mục kinh.
– Thứ năm: dịch giả truyền dịch, nói rõ ai là người lưu truyền, phiên dịch bộ kinh.
– Thứ sáu: giảng giải kinh văn, giải thích ý nghĩa của kinh văn.
Học tập, nghiên cứu Kinh Địa Tạng Bồ tát Bản nguyện một cách chuyên tâm từng lời Kinh, từng chữ, từng câu giảng giải. Và thực hành tụng kinh, ngồi thiền để lắng tâm, chiêm nghiệm lời Phật dậy trong Kinh giúp chúng ta thấy ngay trực tiếp vào vấn đề sinh tử đại sự, đó là kiếp người của chúng ta: làm bao nhiêu thứ chất như núi, rồi ra đi với hai bàn tay trắng. Hãy tận dụng thân này, sức lực này để sống an ổn, đồng thời rõ biết lộ trình giải thoát.
Ngoài việc trau dồi kiến thức kinh điển để tìm ra con đường giải thoát sinh từ luân hồi, học Kinh Địa Tạng Bồ tát Bản nguyện còn giúp xây dựng cho mình một đời sống phước thiện. Nếu người con Phật ở kiếp sống này không có hạnh phúc, không có an lạc thì cũng không hy vọng có sự bình an ở kiếp sau. Chúng ta phải biết cách điều phối, biết cách tư duy, biết cách làm thanh tịnh tâm mình, để tâm mình được an lạc từng ngày, từng giờ.
Để tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của bản Kinh và hướng dẫn tu tập hành trì, trân trọng giới thiệu Kinh Địa Tạng: Phật vì Thánh mẫu mà thuyết Pháp tới quý Phật tử gần xa.

Thông tin bổ sung

Writer

Tỳ Kheo Thích Huyền Châu